Về định hướng phát triển theo các đô thị, đô thị Bắc Ninh sẽ có trung tâm tổng hợp về hành chính – chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ cấp vùng.
Đô thị Tiên Du có trung tâm dịch vụ công cộng, thương mại, vui chơi giải trí, du lịch văn hóa tâm linh, trải nghiệm, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp vùng.
Đô thị Tiên Sơn sẽ phát triển trung tâm văn hộ hóa, du lịch và giáo dục – đào tạo, nghiên cứu và đô thị công nghiệp.
Đô thị Quế Võ sẽ có trung tâm phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, y tế cấp vùng.
Đô thị Yên Phong sẽ có trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cấp vùng.
Đô thị Quế Võ có trung tâm phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, y tế cấp vùng.
Theo quyết định, ranh giới, diện tích tự nhiên các đô thị giữ nguyên theo hiện trạng ranh giới, diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính cấp huyện. Các chỉ tiêu quy hoạch được tính toán, xác định cụ thể cho từng đô thị, đảm bảo đáp ứng tiêu chí nâng loại, thành lập các đô thị theo các thời kỳ quy hoạch.
Bố trí 12 khu công nghiệp tập trung
Về định hướng quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, bố trí 12 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 4.80 ha, trong đó cập nhật khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh và khu công nghiệp An Việt - Quế Võ 6 theo điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1369 năm 2018.
Bổ sung khu công nghiệp tại các xã Phượng Mao, Yên Giả và Mộ Đạo với diện tích khoảng 150 ha.
Đến năm 2045, bố trí 32 cụm công nghiệp với tổng quy mô khoảng 856ha; chuyển đổi 13 cụm công nghiệp sang đô thị, thương mại, dịch vụ với tổng diện tích khoảng 310 ha. Bổ sung đất cụm công nghiệp mới với tổng diện tích khoảng 188ha.
Xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Bắc Ninh, diện tích khoảng 250 ha.
Đối với thương mại, tỉnh tập trung xây dựng phát triển đa dạng các loại hình thương mại, đặc biệt là các hạ tầng thương mại mang tính chất quy mô lớn. Cụ thể, phát triển trung tâm logistics cấp vùng tại khu vực Phong Khê (TP Bắc Ninh) và khu vực các xã Chi Lăng, Đào Viên, Ngọc Xá, Châu Phong (Quế Võ) phía nam cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; 2 trung tâm logistics tại khu vực Dũng Liệt – Tam Đa (Yên Phong) để cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối hàng hóa cho tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh phụ cận;
Phát triển mới các trung tâm thương mại quy mô 3-10ha, dự kiến quy hoạch trung tâm thương mại tại Hòa Long, Vũ Ninh, Khúc Xuyên, Đại Phúc (Bắc Ninh), Tương Giang, Đông Ngàn (Từ Sơn), Thụy Hòa, thị trấn Chờ (Yên Phong), Đại Xuân, Phố Mới, Chi Lăng (Quế Võ), Phú Lâm, Liên Bão, Phật Tích, Lạc Vệ (Tiên Du)….
Đáng chú ý, theo quyết định khu công nghiệp Hanaka hiện hữu sẽ được chuyển đổi sang chức năng đô thị.
Về khu công nghiệp Hanaka, khu công nghiệp này được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam theo Công văn số 1546 ngày 18/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến 74ha, thuộc địa giới hành chính các phường Trang Hạ và Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Sau đó, khu công nghiệp Hanaka được điều chỉnh giảm diện tích quy từ 74,22ha xuống còn 55,289ha.
Chỉ tính riêng trong nửa đầu tháng 8, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 9.906 ô tô nguyên chiếc các loại, giá trị hơn 206 triệu USD, tăng 17% về số lượng và tăng 29,6% về giá trị so với nửa đầu tháng 7.
Trong đó, ô tô từ 9 chỗ trở xuống vẫn chiếm số lượng lớn nhất với 8.840 xe, chiếm 89,2% tổng số lượng xe nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam; tăng 22,4% so với nửa đầu tháng trước đó, đạt trị giá gần 148 triệu USD, tăng 24,4%. Lượng xe vẫn đến từ các thị trường chính là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc (xe dưới 9 chỗ chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia).
Số lượng xe nhập khẩu tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng trong nước. Diễn biến thị trường cho thấy, mức tiêu thụ xe nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ kể từ đầu năm 2022 dù không có nhiều ưu đãi.
Theo thống kê, Việt Nam đã nhập trên 78.000 ô tô. Trong đó, xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 60.993, chiếm 78% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Các dòng xe nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước: xe nhập từ Thái Lan là 31.798 và từ Indonesia với 28.109 chiếc.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong số 232.094 ô tô các loại được tiêu thụ, xe nhập khẩu đạt 102.269 chiếc, tăng trưởng tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này đưa lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tiến sát gần với xe lắp ráp trong nước (129.825 xe), tính đến hết tháng 7. Số liệu này chưa tính đến lượng xe do các doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng bán ra ở thị trường Việt Nam.
Nhiều mẫu xe ăn khách trên thị trường được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam như Toyota Corolla Cross, Raize, Veloz, Mitsubishi Xpander, Suzuki XL7...
Hoàng Nam
Trung bình mỗi tháng có khoảng 10.000 ô tô nguyên chiếc cập cảng, lượng xe đổ về thị trường trong nước ngày càng lớn để chuẩn bị bung hàng khi xe lắp ráp trong nước hết ưu đãi trước bạ.
" alt=""/>Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giá rẻ Thái Lan, Indonesia đổ về Việt Nam đón sóng cuối nămHôm nay 26/8, Cốc Cốc chính thức lên tiếng bị đối thủ chơi xấu. Cụ thể, trình duyệt Cốc Cốc sẽ hoàn thành chuyển sang sử dụng tác nhân người dùng (user agent) của Google Chrome trên cả hai nền tảng di động và máy tính kể từ tháng 9/2021. Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách chặn truy cập trên nhiều trang web, dịch vụ của Google.
Tác nhân người dùng - user agent (viết tắt: UA) - là một chuỗi văn bản giúp định danh trình duyệt khi kết nối tới các trang web. Các trình duyệt khác nhau sẽ có chuỗi UA riêng biệt khác nhau. Giải thích đơn giản hơn, chuỗi UA sẽ giúp xác định được người dùng đang truy cập bằng trình duyệt nào, hệ điều hành gì và thậm chí là cả loại thiết bị (di động, máy tính hay máy tính bảng) mà họ đang sử dụng chỉ nhờ quá trình duyệt web thông thường.
![]() |
Chuỗi UA trong hình ảnh cho biết người dùng đang sử dụng trình duyệt Chrome phiên bản 60, trên nền tảng máy tính với hệ điều hành Windows 10. |
Chuỗi UA ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng giúp các trang web tinh chỉnh hiệu suất, tính năng; tránh bị lỗi (bugs) khi duyệt web hoặc loại bỏ những trình duyệt lỗi thời. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, một số đơn vị đã lợi dụng các chuỗi UA để chặn người dùng truy cập vào nhiều trang web, dịch vụ trên Internet.
Thông qua các chuỗi UA, Google đã liên tục chặn Cốc Cốc trong một số dịch vụ của họ. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến chính là hồi tháng 5 vừa qua, người dùng Cốc Cốc không thể đăng nhập bằng tài khoản của Google như Gmail để đồng bộ trên trình duyệt. Đây là một động thái cạnh tranh không công bằng giữa các đối thủ trong cùng một thị trường - trình duyệt và công cụ tìm kiếm.
Đây cũng là tình trạng xảy ra ở một số trang web, khi người dùng Cốc Cốc truy cập sẽ hiển thị cảnh báo với nội dung “hãy thay đổi trình duyệt của bạn sang Chrome” hoặc “vui lòng cập nhật trình duyệt của bạn”.
![]() |
Google sử dụng sản phẩm của họ để đề xuất người dùng chuyển sang Google Chrome. |
Hành vi “chơi xấu” này của Google không chỉ làm triệt tiêu tự do số, tăng cường thế độc quyền cho Google trên thị trường, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến Cốc Cốc, khiến hoạt động của những tính năng này trên Cốc Cốc không ổn định, gây gián đoạn và phiền nhiễu cho người dùng.
Trình duyệt Cốc Cốc được xây dựng và phát triển trên mã nguồn Chromium tương tự như Google Chrome, Microsoft Edge, Opera Browser, ... Không những thế, Cốc Cốc còn phát triển thêm nhiều bộ tính năng dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng và thường xuyên được cập nhật trong các phiên bản. Vì vậy, những lệnh cấm truy cập nêu trên đối với người dùng Cốc Cốc là hoàn toàn không có lý do chính đáng.
Điều này buộc Cốc Cốc phải chuyển thông tin chuỗi UA của mình sang sử dụng của Google Chrome. Việc chuẩn bị và triển khai chuyển đổi UA đã được Cốc Cốc thực hiện từ nhiều tháng trước và hoàn thành vào cuối tháng 8/2021.
Vậy lý do thật sự đằng sau việc “làm khó dễ" này là gì? Phải chăng do Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ nội địa của Google và sở hữu sản phẩm có nhiều điểm tối ưu hơn sản phẩm cạnh tranh - Google Chrome. Chẳng hạn như tối ưu ở những tính năng do Cốc Cốc nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng Việt Nam, chỉ có riêng trên Cốc Cốc mà không có sẵn trên Chrome hay các nền tảng khác. Những tính năng này được người dùng Cốc Cốc yêu thích nhưng sẽ đe dọa sự phát triển các sản phẩm của Google.
Đánh giá về tác động của việc chuyển chuỗi UA đối với người dùng, đội ngũ Cốc Cốc cho biết, việc thay đổi chuỗi UA chỉ liên quan đến mặt kỹ thuật. Cốc Cốc đã thử nghiệm chuyển đổi trong thời gian dài. Kết quả cho thấy người dùng không bị ảnh hưởng. Thậm chí họ còn được lợi do không bị chặn bởi các trang web, dịch vụ của Google.
Nhận xét về điều này, ông Nguyễn Vũ Anh - Phó Tổng Giám đốc của Cốc Cốc cho biết: “Cốc Cốc là một trong số ít những đối thủ tại thị trường nội địa của Google. Trên thế giới chỉ có khoảng 10 công cụ tìm kiếm và trình duyệt nội địa có khả năng cạnh tranh với “ông lớn” này. Có thể chính vì vậy mà Cốc Cốc luôn gặp khó khăn trong việc phát triển người dùng khi đối thủ của mình tận dụng lợi thế độc quyền vô cùng lớn của họ. Điển hình là việc sử dụng UA để chặn Cốc Cốc khỏi một số dịch vụ của Google như thời gian gần đây. Đây chắc chắn là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, đội ngũ Cốc Cốc nhất trí đặt trải nghiệm của người dùng và tính ổn định cho sản phẩm lên trên nhất. Do đó, chúng tôi chấp nhận bỏ đi "đặc điểm nhận dạng" của mình - chính là thông tin về UA, chấp nhận khả năng sụt giảm trong một số công cụ thống kê và chuyển sang sử dụng chuỗi UA của Google Chrome”, ông Nguyễn Vũ Anh chia sẻ thêm.
Cốc Cốc không phải là đơn vị đầu tiên chuyển các tác nhân người dùng sang Google Chrome để có quyền truy cập vào những trang web khác nhau. Trước đó, trình duyệt Brave hay Vivaldi đã có động thái tương tự sau khi bị “chơi xấu” suốt thời gian dài.
Dù không gây ảnh hưởng với người dùng song ở chiều ngược lại, về phía Cốc Cốc, việc thay đổi các chuỗi UA được dự báo sẽ làm sụt giảm số liệu thống kê về người dùng, thị phần... trong khi những con số này trên thực tế không hề giảm. Nguyên nhân là hiện nay, một số đơn vị thống kê như Statcounter đều sử dụng chuỗi UA để định danh, tổng hợp số liệu người dùng cho các trình duyệt. Khi sử dụng chung mã UA, các đơn vị trên sẽ không thể phân biệt giữa người dùng Cốc Cốc và người dùng Google.
Trả lời về vấn đề trên, ông Nguyễn Vũ Anh cho hay, Cốc Cốc sẽ nỗ lực làm việc với các đơn vị thống kê, cung cấp những số liệu tổng hợp nội bộ về thị phần, người dùng một cách khách quan mà không cần thông qua chuỗi tác nhân người dùng.
Cốc Cốc là một trong những trình duyệt được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 25 triệu người dùng. Đây cũng là sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" duy nhất trong danh sách. Trình duyệt được phát triển cho cả hai nền tảng: di động và máy tính.
ICTnews đã gửi email cho đại diện truyền thông của Googe tại Việt Nam để làm rõ về vấn đề này.
Thái Khang
Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội với thông tin Google đã bị hacker Việt Nam tấn công khiến nhiều người bất ngờ.
" alt=""/>Cốc Cốc tố bị Google chơi xấu